Các loại giấy in và Tại sao giấy in bị mỏng

Ngày đăng: 18/11/2022 10:14 PM

    Trong in ấn, đôi lúc Quý khách sẽ có cảm giác lô hàng in này giấy mỏng hơn các lô hàng trước, hoặc có thể nghi ngờ nhà in cố ý hoặc vô ý in nhầm loại giấy định lượng thấp hơn. Hãy đọc bài viết để Xưởng in Liên Việt – Xưởng in giá rẻ HCM giải thích để Quý khách có cái nhìn khách quan hơn nhé !

     

    Định lượng giấy và các loại giấy sử dụng trong in ấn.

    Các loại giấy thường sử dụng trong in ấn.

    Trong ngành in giấy, có rất nhiều loại giấy In với các đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Về cơ bản, các loại giấy chia thành 2 nhóm: nhóm có tráng phủ ( bế mặt phủ bóng ) và nhóm không tráng phủ. Nhóm tráng phủ cho độ bám mực tốt, độ bóng đẹp và màu sắc rất đẹp. Ngược lại, nhóm giấy không tráng phủ có bề mặt nhám, màu mực không đẹp và có thể viết lên đó dễ dàng.

     

    in danh thiếp bằng giấy mỹ thuật

    Giấy mỹ thuật là loại giấy không tráng phủ, có hoa văn đẹp và đa dạng màu sắc, độ dày để chọn làm giấy in danh thiếp, thiệp mời ... thường dùng trong ngành in Kỹ thuật số

    Đại diện cho nhóm giấy có tráng phủ phải kế đến các loại giấy sau:

    - Giấy Couche ( gọi là giấy C) : thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, in Name Card, Catalogue … với 2 mặt được tráng phủ cho độ bóng đẹp.

    - Giấy Bristol ( thường gọi giấy B): Độ cứng cao hơn giấy C, bám mực tốt, giá cao hơn giấy C.

    - Giấy Ivory ( giấy I): Có 1 mặt láng bóng để in, mặt trong nhám. Thường dùng để in túi giấy, in hộp giấy. Độ cứng tương đương với giấy B.

    - Giấy Duplex: Có một mặt láng để in, mặt sau nhám, màu vàng sẫm. Thường dùng để in các loại hộp giấy dày, hộp giấy loại lớn.

     

    Mẫu giấy Couche dùng để in tờ rơi

    Mẫu giấy Couche ( Giấy C)  dùng để in tờ rơi - đa số là dùng định lượng mỏng. Tại Xưởng in Liên Việt, chúng tôi chỉ in tờ rơi HCM ở các định lượng C100 - C150 - C200

     

    Nhóm không tráng phủ: Bề mặt nhám, có thể viết lên nên ứng dụng cũng khác.

    - Giấy Ford ( giấy F): Chắc bạn không lạ gì với loại giấy thường sử dụng trong văn phòng, để in ấn văn bản, tài liệu. Chính là giấy Ford mà bạn sử dụng hàng ngày. Loại giấy này in lên không đẹp, màu sậm. Bám mực tốt nên dễ dàng ghi nội dung bằng viết, bút.

    - Giấy Kraf: Loại giấy nhám, màu như màu gỗ. Dùng để làm các loại túi giấy Kraf, sổ tay, giấy gói quà….

    - Giấy Mỹ thuật: Loại giấy sản xuất với các đường vân, hoa văn đặc biệt trên giấy, có nhiều màu sắc, dùng để in các loại hàng Cao cấp: Card visit, Catalogue, bìa, lịch…. Đặc điểm: Đẹp, giá cao, in cho màu sắc đẹp.

    Và nhiều loại giấy đặc biệt khác nữa ….

     

    in bao thư giấy Ford120 tại HCM

    Mẫu bao thư in bằng giấy Ford tại Xưởng in Liên Việt. Định lượng thông dụng là Ford100 và Ford120. Gia công thành phẩm theo nhiều kiểu khác nhau.

     

    Định lượng giấy là gì? Điểm khác nhau giữa các định lượng giấy.

    Trong một loại giấy, Có nhiều định lượng khác nhau. Ví dụ như giấy Couche ( giấy C) thường dùng để in tờ rơi, In Danh thiếp, …. thì có các định lượng từ C60, C80, C100, C120, C150, C170, C180, C200, C210, C230, C250, C300. Các loại giấy khác cũng có nhiều định lượng khác nhau.

    Định lượng giấy C300 – được tính là 1 mét vuông giấy có cân nặng 300g.

    Định lượng giấy C150 – nghĩa là 1 mét vuông giấy có cân nặng 150g.

     

     

    giấy in túi giấy C250 tại HCM

     

    Nếu Giấy C100 - C150 - C200 dùng để in tờ rơi thì giấy C250, C300 hoặc giấy Kraf dùng để in và gia công túi giấy.

     

    Điểm khác nhau giữa các loại định lượng : Độ dày của nó tỉ lê thuận với giá tiền. in ấn trên giấy càng dày, thì giá càng cao. Vì thế, QUý khách nên cân đối giữa nhu cầu và chi phí để chọn loại giấy in phù hợp..

    Ví dụ: In tờ rơi HCM – in để phát quảng cáo đại trà, không cần in giấy dày, chỉ cần in C100 là đủ. Nếu bạn in giấy C150 hoặc C200 thì sẽ lãng phí.

    Trường hợp bạn muốn in tờ rơi thương hiệu, quảng bá các sản phẩm giá trị cao, có thể in các loại giấy dày hơn: C150 hoặc C200 là hợp lý.

     

    2: In cùng loại giấy, cùng định lượng, tại sao có lúc mỏng, lúc dày ?

    Thực ra, yếu tố dày/mỏng thường được cảm nhận dưới góc độ giấy cứng hoặc mềm, vì trừ khi khác biệt quá rõ ràng, thông thường độ dày mỏng của giấy chỉ có thể đo bằng máy mới biết chính xác ! Độ cứng/mềm của giấy đôi khi phụ thuộc vào các yếu tố sau:

     

    in hộp giấy HCM bằng giấy ivory

    Ứng dụng của giấy Ivory: dùng làm hộp giấy, gia công cán bóng, cán mờ, cán metalize,.. sẽ được các hiệu ứng đẹp mắt.

     

    Các yếu tố ngoại cảnh:

     

    Chất lượng gỗ theo mùa: Giấy được làm từ gỗ, mà chất lượng gỗ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng. Khi gặp điều kiện mưa nhiều, gỗ mềm, và ngược lại. Điều này ảnh hưởng một phần đến chất lượng giấy in. Nên khi quý khách đặt hàng, lấy trúng lô giấy làm trong mùa mưa và mùa nắng thì đã khác nhau rồi !

    Hóa chất sử dụng khi sản xuất: Quá trình sản xuất tại công ty làm giấy cũng ảnh hưởng nhất định bởi các hóa chất xử lý gỗ. Điều này ảnh hưởng đến độ trắng của giấy, các sắp xếp thớ giấy trong sản xuất cũng ảnh hưởng đến độ cứng/mềm của giấy in.

    Quá trình lưu kho cũng ảnh hưởng phần nào đến độ dày của giấy. Thông thường, giấy mới làm sẽ mỏng hơn do vừa bị ép xuống. Giấy cũ sẽ có độ đàn hồi và giãn nở ra nên sẽ dày hơn.

     

    mẫu in folder giá rẻ bằng giấy C300

    Ứng dụng khác của giấy C300 tại Liên Việt: làm bìa folder, bìa Catalogue, in Voucher, thiệp mời, in bao lì xì giá rẻ.

     

    Các yếu tố về công nghệ

     

    Công nghệ in KTS: Với công nghệ in phun kỹ thuật số/ in Laser, mực in sẽ bám trực tiếp lên giấy. Với quy trình này, giấy không bị ảnh hưởng vật lý nên sẽ giữ nguyên hiện trạng sau khi in. Khác với công nghệ in Offset.

    Công nghệ in Offset: Giấy in đi qua 4 trục màu nén giấy trước khi tạo ra bản in cuối. Quá trình này làm giấy in bị nén lại. Nên độ dày thành phẩm giấy in Offset sẽ mỏng hơn so với in Kỹ thuật số. In Màu đậm có khả năng làm giấy mỏng lại. Tuy nhiên, qua thời gian, giấy in sẽ có độ đàn hồi và nở ra lại.

     

    Yếu tố chủ quan

     

    Như chúng tôi đã nói, cảm giác khi sờ vào giấy, độ mềm của giấy làm ta lầm tưởng độ dày giấy mỏng hơn. Cảm giác này đôi khi sai lầm, chỉ khi sử dụng các máy đo chuyên dụng mới kết luận được. Thường thi nhà in hiếm khi nào in các loại giấy mỏng hơn cho khách. Hãy đọc phần dưới đây để Liên Việt giải thích lý do.

     

    3.Nhà in có in loại giấy định lượng thấp hơn để thu lợi không ? Tại sao ?

     

    Liên Việt khẳng định rằng – Tất cả nhà in, hiếm khi nào cố ý in loại giấy mỏng hơn để thu lợi tiền chênh lệch  về định lượng. Vì các lý do sau đây:

    Kết luận: Nhập giấy đúng định lượng thường dùng để in ghép bài mới đảm bảo lợi nhuận tối đa cho xưởng in, vì vậy, việc in gian dối định lượng giấy là không xảy ra. Nếu có cũng chỉ là  ghép in nhầm vào bài in khác.  

     

    các loại giấy dùng trong in ấn HCM

     

    Một ít giấy mới được nhập về, thường mỗi lần nhập hàng sẽ về hàng chục tấn giấy, nên mỗi xưởng chỉ nhập các loại giấy thường sử dụng nhất, chứ không nhập ít các định lượng khác nhau, dễ in nhầm giấy, và tốn công quản lý, lưu kho quá lâu.

     

    Việc cố ý ghép vào loại giấy định lượng khác thì chắc chắn là định lượng dày hơn chứ ko có mỏng hơn ! Ví dụ: Bài in tờ rơi A5 giấy C200 đang còn trống chuẩn bị chạy, Khách đặt hàng giấy C150, cùng khổ A5. Liên Việt sẽ ghép chung để in C200 luôn, tức là giấy dày hơn.

    Nếu Liên Việt in nhầm giấy mỏng hơn cho Quý khách, chúng tôi cam kết không cố ý làm điều đó. Hãy liên hệ với chúng tôi để được kiểm tra, giải quyết in lại lô hàng khác. Các bài đã in cho khách đều được lưu lại trong 7 ngày để giải quyết khiếu nại – đồng thời, mỗi lô hàng tới tay Khách hàng đều đã được kiểm tra, đóng gói đàng hoàng trước khi giao, nên rất hiếm khi bị sai sót.

     

    Cảm ơn Quý khách đã đọc bài. Hy vọng bài viết phần nào giải quyết được thắc mắc về vấn đề này.

    Quý khách có nhu cầu tư vấn thêm hoặc báo giá, in ấn các ấn phẩm tại HCM, vui lòng liên hệ với Liên Việt.

    - Hotline/Zalo: 097.9496.131

     

    #xuong_in_lien_viet

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status