Bài viết này viết dành cho các bạn, các anh chị chưa có kinh nghiệm muốn thử khởi nghiệp bằng bán cà phê và các đồ uống bình dân, được chia sẻ bởi Liên Việt Adv qua góc nhìn của một người đã làm, đã tư vấn, đã đồng hành học hỏi thực tế cùng rất nhiều người làm ngành này. Với mong muốn duy nhất là chia sẻ cho anh chị chút kinh nghiệm để đỡ tốn chi phí, đỡ mất "tiền ngu" và các lưu ý để tăng tỷ lệ thành công hơn trong giai đoạn đầu.
Không phải ngẫu nhiên mà đa số anh chị khi nhắc tới #khởi nghiệp đều nghĩ ngay tới quán cà phê, shop quần áo, phụ kiện điện thoại. Vì nó dễ (nhìn bên ngoài thì là dễ) với suy nghĩ đơn giản là bỏ tiền kiếm cái mặt bằng, décor cho nó chill chill theo ý của mình, rồi ngồi tiếp khách hoặc thêm job riêng, vừa nhàn vừa tự chủ, hổng cần nhìn mặt ai.
Trong chán, ngoài thèm – là câu nói mà trong ngành làm lâu thì biết. Khách hàng ở đâu khi mà có quá nhiều đối thủ. Vì rào càn nghành quá thấp:
- Tiền vốn ít nhiều gì cũng làm được, tùy theo mô hình, có khi cần 1-2 triệu là bán cà phê được trên vỉa hè rồi.
- Dễ làm, tự làm, ai cũng làm được, không yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp, tuổi tác, kinh nghiệm. Pha ly cà phê, nhập hàng, thu tiền… thì ai cũng làm được, từ cô bé 18 tuổi tới cụ bà 80 tuổi.
Là câu nói mà bạn nghe nhiều khi nói về khởi nghiệp. “Dễ như vậy không làm cũng uổng, thiên hạ người ta làm quá trời kìa”.
Không nói tới thành công – vì chả có công thức nào để thành công cả, nhưng thất bại thì có nhiều lý do. Mà cái đầu tiên là tưởng dễ nhưng không dễ tí nào. Bạn hãy trả lời các câu hỏi rất cơ bản này nhé.
- Khách ở đâu? Sáng rảnh rổi lướt chiếc xe trên con đường vài trăm mét, thì hơn chục quán và quầy cà phê vỉa hè. Vậy khách đâu ra, khách của mình là ai, và làm sao họ tới chỗ mình thay vì các quán khác ?
- Chi phí nổi là nguyên liệu, điện nước, mặt bằng, nhân viên… Vậy chi phí chìm là gì, khoảng bao nhiêu? Rồi ngày bán bao nhiêu ly là đủ vốn ? Từ đó tính được bao lâu thì hoàn vốn đầu tư ban đầu, thời gian hoàn vốn càng dài thì càng mạo hiểm.
Làm trong ngành in ấn và bảng hiệu quảng cáo tại Thủ Đức - HCM, Liên Việt có nhiều bạn bè, khách hàng đang làm quán cà phê, xin phép chia sẻ lại dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm của họ.
- Đầu tư tới mức, nhưng cố gắng tiết kiệm nhất có thể, cái gì cần thiết mới làm, mới sắm, không cần thiết để sau. Vì thời gian hoàn vốn ngành này càng lâu càng nguy hiểm, chưa tính tới chuyện hết vốn trước khi khách hàng quen quán. Nhiều bạn làm quán, muốn chỉnh chu hoàn thiện nhất có thể nên làm phát sinh rất nhiều so với dự kiến, lỗi này rất hay gặp ở người chưa có kinh nghiệm làm kinh doanh. Hãy nhớ câu thần chú “Luôn luôn có phương án tiết kiệm hơn” và hỏi nhờ người có kinh nghiệm tư vấn.
- Tích góp được tổng 20 đồng, thì tính toán làm 10 đồng hoặc ít hơn. Còn lại để phòng hờ phát sinh và các chi phí khác nữa.
- " Biết vậy hồi xưa chị tìm mua nội thất có bán sẵn, rẽ hơn nhiều lần so với mình tự làm mới theo thiết kế riêng "
- “Bán cái khách hàng cần, không phải bán cái mình muốn” – Khi làm thật thì sẽ khác với các ý tưởng trên vài trang A4, cần vẽ thật kỹ chân dung khách hàng để làm đúng tệp, đừng làm theo ý mình chỉ vì mình thích vậy, mình nghĩ vậy, và ý nghĩ của mình thuộc về số đông.
- Nếu bạn làm quán cà phê chỉ vì bạn có mối quan hệ rộng, nghĩ rằng bạn bè nhiều người thường uống cà phê sẽ tới ủng hộ hàng ngày. Xin đừng làm!
- Chi phí chìm rất nhiều, thường bị bỏ qua là khấu hao tài sản, đừng quên sau khi đầu tư xong, từ 1-2 năm sau quán sẽ rất cũ (nhất là các mô hình quán ngoài trời) phải thay mới.
- Địa điểm làm quán có thể quyết định phần lớn sự thành công của quán, chẳng ai chạy xa vài cây số chỉ để uống ly cà phê rồi về cả. Sẽ có các khung giờ không có/ít khách, và chọn vị trí mặt bằng có lợi thế khai thác thêm các dịch vụ khác nữa, cố gắng khai thác mặt bằng tối đa.
- Giá bán rất quan trọng, giá phải phù hợp với phân khúc. Và đừng quên đi tham khảo các quán đối thủ xung quanh xem giá họ bao nhiêu, làm giá không đúng thì xác định luôn.
- Đừng ham nguyên liệu rẻ, chẳng có gì rẻ mà ngon bổ cả. Cà phê, thức uống gần như là nạp vào hàng ngày, liên quan tới sức khỏe, nên hãy chọn đồ chất lượng xíu nhé ! người uống cà phê hàng ngày họ biết cà phê xịn cà phê dởm liền – đừng để khách uống 1 lần và quay lưng đi thẳng. Làm ăn có tâm thì mới bền được.
- Càng đông khách, càng phải lo. Phục vụ không tốt là mất khách, và mang tiếng nữa. Ít khách thì phải yêu quý khách, mặt buồn xuống tiếp khách thì họ chạy mất tiêu.
- Thường xuyên ghé và chăm quán, lơ là dễ hỏng. Quản lý quán cà phê là khó, và chuẩn bị tinh thần làm từ sáng tới đêm khi nhân viên mắc việc không đi làm.
- Cuối cùng, hãy tìm ít nhất một người bạn, một người thầy trong ngành, chỉ dẫn trong thời gian đầu để tăng tỷ lệ thành công. Đầu tiên nhất hãy tham gia vào các nhóm CHỦ QUÁN CÀ PHÊ, … trên Facebook để học hỏi kinh nghiệm, nhìn thấy tiềm năng, rủi ro của ngành.
Riêng về mảng bảng hiệu, in ấn quảng cáo trang trí quán cà phê, mình luôn tư vấn khách những phương án hợp với từng mô hình quán cà phê với chi phí phù hợp ngân sách. Nếu bạn ở HCM, và muốn tư vấn thêm về cách tiết kiệm chi phí khi setup quán, đừng ngại liên hệ mình. Liên Việt luôn sẵn sàng chia sẻ miễn phí.
Phần trên khá tiêu cực, nhưng nó quan trọng. Đa phần khi các bạn tìm hiểu về ngành, nói chuyện với các người bán khóa học, bán nguyên liệu hay bán máy móc, người ta chỉ nói về màu hồng, mấy ai nói về màu xám.
- “Tao sẽ làm cà phê” – vì khi nó hoạt động ổn định rồi, sẽ đem lại dòng tiền ít nhưng đều. Cà phê là nhu cầu thiết yếu (đối với mình và nhiều người khác), và thói quen là uống cà phê chỉ một quán nên nếu có lượng khách quen thì rất ổn. Khi đó bạn sẽ có thời gian làm được nhiều việc khác.
- Nếu quản lý tốt, tệp khách tốt, pha chế tốt và một ít may mắn thì sẽ nhanh chóng hoàn vốn, và có lãi ổn định.
- Mô hình dễ dàng nhân rộng, khi đã có 1 quán thành công và kinh nghiệm đủ đầy, có thể dễ dàng làm thêm quán khác, tận dụng các nguồn lực có sẵn từ quán cũ sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Từ đó tạo dựng thương hiệu cho quán.
- Là những ông bà chủ, sẽ làm việc với nhân sự, quản lý sổ sách, từ đó tự nhiên trở thành một kế toán giỏi, tự mình trải nghiệm khó khăn, học được cách giải quyết vấn đề và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh.
- Khi làm rồi, bạn sẽ phát hiện mình trở thành siêu nhân từ lúc nào. Từ một cô tiểu thư xinh đẹp của mẹ trở nên đảm đang, biết sửa điện nước, xài máy khoan cắt, nấu ăn, lau chùi nhà cửa, làm việc tới khuya, người quản lý đa nhiệm, đoán ý khách và bán hàng chốt đơn … là bình thường.
Bài viết này thiếu rất nhiều, do mình đột xuất nghĩ ra và viết nhanh. Rất mong nó có ích cho anh chị em trong khởi nghiệp cà phê. Nếu ai theo dõi Xưởng in Liên Việt thì sẽ biết mình đã làm việc với nhiều anh chị làm quán cà phê, bản thân mình cũng từng bán cà phê. Và bài viết này là tổng hợp vài kinh nghiệm quý báu mà mình được chia sẻ từ họ.
Khởi nghiệp gì cũng vậy, cần tìm hiểu kỹ về thị trường, về ngành nghề, thấu hiểu khách hàng. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn tới dễ nản lòng. Đây là lúc thử thách nhất trong quá trình khởi nghiệp, vượt qua được là lúc bạn chiến thắng bản thân đấy.
Những vấn đề chuyên môn vê quản lý quán, nguyên vật liệu, mình khuyên các bạn nên tìm người tư vấn có tâm. Anh sếp mình là chủ thương hiệu Đại Nguyên Coffee và có xưởng sản xuất cà phê, đang phân phối cà phê rất nhiều quán, nếu các bạn muốn lấy cà phê hoặc nhờ tư vấn về ngành thì có thể tìm hiểu liên hệ.
Và đừng quên chia sẻ bài viết cho người cần.
Mình là Thanh – Manager của Liên Việt Adv, Xưởng in giá rẻ tại Thủ Đức – luôn sẵn sàng tư vấn, chia sẻ với bạn vốn kiến thức ít ỏi của mình trong ngành cà phê.
#xuong_in_lien_viet
#startup #khoinghiep #quancaphe #khoinghiepcaphe